1. Cách mạng Hà Lan (đọc thêm)
2. Cách mạng tư sản Anh.
a) Tình hình nước Anh trước cách mạng

b) Nguyên nhân trực tiếp
- Tháng 4. 1640, Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế.
- Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt và Sác-lơ I liền
chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.
c) Diễn biến
* Giai đoạn 1 (1642 – 1648)
- Tháng 8. 1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, nội chiến bùng nổ
- Bước đầu thắng lợi nghiêng về nhà Vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên
làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật -> liên tiếp
đánh bại quân đội của nhà Vua -> Sác-lơ I bị bắt.
* Giai đoạn 2 (1649 – 1688)
- Ngày 30.01.1649, Sác-lơ I bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa
-> cách mạng đạt đỉnh cao.
- Năm 1653, nền độc tài quân sự được thiết lập do Crôm-oen đứng đầu.
- Tháng 12.1688, Quốc hội lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem
Ô-ran-giơ lên ngôi. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
d) Ý nghĩa
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn ngôi Vua
- Cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới,
còn nhân dân không được hưởng gì.