BÀI 16
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội (Đọc thêm).
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
- Sau CTTG I, phong
trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh khắp các nước ĐNA…với sự lớn mạnh của
giai cấp tư sản và sự trưởng thành của giai cấp vô sản.
- Một số chính đảng tư sản đã được thành lập ở Inđônêxia, Miến Điện, Mã Lai...
- Một số đảng cộng sản thành lập ở Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Philippin (1930).
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia
1. Phong trào độc
lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX
2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế
kỉ XX (Đọc thêm)
III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và
Campuchia.
1. Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo
và Commađam (1901-1937), khởi nghĩa của người
Mèo do Chậu Pachay lãnh đạo (1918-1922) ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.
2. Campuchia: phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên ở nhiều tỉnh,
( tiêu biểu Côngpông Chơnăng).
3. Đông Dương: 1930, ĐCS Đông
Dương ra đời, 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương diễn ra ở Việt
Nam, cổ vũ cuộc vận động dân chủ ở Lào và Campuchia.
IV. Cuộc đấu
tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai, Miến Điện (Đọc thêm)
V. Cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Đọc thêm)
BÀI 17
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
I. Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước
phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937)
- Trong những năm
30, Đức, Italia, Nhật liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít - khối
Trục, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở
nhiều khu vực khác nhau trên TG.
- Chính phủ Hítle xé
bỏ Hoà ước Vécxai, thành lập một nước "Đại Đức".
- Liên Xô coi CNPX
là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với Anh, Pháp để chống phát xít và
nguy cơ chiến tranh.
- Anh, Pháp không hợp
tác chặt chẽ với Liên Xô, nhân nhượng CNPX, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- Mĩ thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện
bên ngoài châu Mĩ.
* Nguyên nhân chiến
tranh:
+ Sâu xa: do sự phát triển ko đồng đều về kinh
tế, chính trị giữa các nước tư bản.
+ Trực tiếp: cuộc khủng hoảng kinh tế TG
1929-1933, dẫn đến chủ nghĩa
phát xít ở Đức, Italia, Nhật lên cầm quyền và phát động chiến tranh TG thứ hai.
2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới.
- 3/1938, Đức sát
nhập Áo, gây ra vụ Xuyđét để chiếm Tiệp Khắc.
- 9/1938, Hội nghị Muyních gồm Anh, Pháp, Đức,
Italia, nội dung Anh, Pháp kí
trao Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc Hítle chấm dứt mọi xâm chiếm ở châu Âu.
- 3/1939, Hítle thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, chuẩn bị
chiến tranh với Ba Lan.
II. Chiến tranh
thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (Từ tháng 9/1939 đến tháng
6/1941)
1. Phát xít Đức
tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 9/1940)
- Sáng 1/9/1939, Đức
tấn công Ba Lan.
- 3/9/1939 Anh, Pháp buộc
phải tuyên chiến với Đức. CTTG II bùng nổ. Đức chiếm Ba Lan sau gần 1
tháng.
- 4/1940, Đức tấn công sang phía
tây: chiếm các nước TB châu Âu và đánh thẳng vào
Pháp.
- 7/1940, Đức đánh phá Anh, nhưng bị tổn thất nặng nề.
2. Phe phát xít
bành trướng ở Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến tháng 6//1941)
- 9/1940, tại Béclin Đức, Italia, Nhật Bản kí Hiệp ước
Tam cường, công khai phân chia thế giới.
- Từ 10/1940, Đức thôn tính các nước Đông và Nam
châu Âu: Rumani, Hunggari, Bungari; thôn tính Nam Tư và Hi Lạp.
- Hè 1941, phe phát xít
đã chiếm phần lớn châu Âu và sẵn sàng mở cuộc tấn công Liên xô.
III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941
đến tháng 11/1942)
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
* Đức tấn công Liên
Xô: 22/6/1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô với
chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng. 12/1941 Hồng quân phản công, Đức thất bại.
1942, Đức tấn công Xtalingrat
(Vongagrat) nhưng thất bại.
* Chiến sự Bắc Phi: 9/1940,
Italia tấn công Ai Cập; 12/1942, liên quân Mĩ - Anh thắng lợi tại
En Alamen (Ai Cập) và chuyển sang phản
công.
2. Chiến tranh
Thái Bình Dương bùng nổ: 9/1940, Nhật kéo vào Đông Dương, 7/12/1941,
Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu Cảng. Mĩ tuyên chiến với Nhật, Đức, Italia.
3. Khối Đồng
minh chống phát xít hình thành
- Liên Xô tham chiến làm thay đổi tính chất chiến tranh.
- 1/1/1942 Liên Xô, Mĩ, Anh kí tuyên bố chung (Tuyên
ngôn Liên hợp quốc).
IV. Quân Đồng
minh chuyển sang phản công, CTTG II kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng
8/1945)
1. Quân đồng
minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944)
* Mặt trận Xô - Đức: 11/1942 - 2/1943 Liên Xô phản công tại
Xtalingrát.
Đức bị tổn thất nặng nề. Tiếp theo thắng lợi tại Cuốcxcơ.
6/1944, lãnh thổ Xô viết được giải phóng.
* Mặt trận Bắc Phi: Anh,
Mĩ phản công (3
- 5/1943) quét
sạch Đức – Italia,
bắt giam Mútxôlini, Italia sụp đổ
* Ở Thái Bình Dương: Mĩ đánh bại Nhật
và chuyển sang phản công.
2. Phát xít Đức
bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
* Phát xít Đức đầu
hàng: Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu, tiến sát Đức, Pháp
được giải phóng. 4/1945, Hồng quân Liên
Xô tấn công Béclin…9/5/1945, Đức đầu hang.
*Quân phiệt Nhật
đầu hàng: Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Mĩ
ném hai quả bom nguyên 8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. CTTG II kết thúc.
V. Kết cục của
chiến tranh thế giới thứ hai
- Phát xít Đức, Italia, Nhật thất bại. Liên Xô, Mĩ, Anh giành thắng lợi.
-
Chiến tranh kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
HẾT