BÀI 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ
GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945) khuyến khích Hs
tự học
Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
XÂM LƯỢC (TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)
I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha
xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng.
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân
Pháp
-
Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu:
+
Nông nghiệp sa sút. Nhiều chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát
triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+
Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân
liên tiếp nổ ra.
-
Chính sách cấm đạo và sát đạo của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo
kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược
Việt Nam (Đọc thêm)
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
-
1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược
Việt Nam.
-
Quân dân ta thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", gây cho địch
nhiều khó khăn.
-
Quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch
đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định
và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862.
1. Kháng chiến ở Gia Định
-
17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh chóng.
+
Các đội dân binh chiến đấu ngoan cường, gây cho địch nhiều khó khăn...
+ Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài, đánh
chiếm Việt Nam từng bước
- Triều đình không biết tận dụng thời cơ đánh
Pháp và thắng Pháp:
+
Quân Pháp ở Việt Nam bị điều sang Trung Quốc, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ
các vị trí quanh Gia Định.
+
3/1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng Đại đồn Chí
Hoà, không chủ động tấn công Pháp. Cơ hội tiêu diệt Pháp qua đi nhanh chóng
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862 khuyến khích Hs
tự học
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì
sau Hiệp ước 1862 khuyến khích Hs tự học
..........................................................
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ
NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG.
I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến
lan rộng ra Bắc Kì
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh
Bắc Kì lần thứ nhất (Không dạy)
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ
nhất (1873) và phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong
những năm 1873 - 1874
-
Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, chuẩn bị đánh
chiếm Bắc Kì.
-
Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội, đánh
thành Hà Nội (20/11/1873), chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (từ 23/11 đến
12/12/1873).
-
Khoảng 100 binh sĩ đã chiến
đấu, hi sinh tại Ô Quan Chưởng.
-
Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng hy sinh.
-
Chiến thắng tại trận Cầu Giấy
(21/12/1873), Gácniê tử trận.
-
Hiệp ước 15/3/1874 (Giáp Tuất) được kí, quân Pháp rút khỏi Bắc Kì, triều đình
dâng sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp.
II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ
hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 - 1884
* Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì
lần thứ hai và cuộc kháng
chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì.
-
Bối cảnh: Kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển.
-
Năm 1882, Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ hai (lý do triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874)
+
25/4/1882, nổ súng chiếm thành Hà Nội.
+
3/1883, chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định..
-
Quân triều đình do Hoàng Diệu
chỉ huy chiến đấu anh dũng.
-
Quân dân các nhất là Nam Định, Thái Bình... nhiều trung tâm kháng chiến xuất hiện.
-
Chiến thắng Cầu Giấy lần hai
(19/5/1883). Tướng giặc là Rivie tử trận
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận
An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An (Không
dạy)
2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước
phong kiến Nguyễn đầu hàng.
-
25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp, Việt Nam bị chia làm
ba kì, trong đó Trung Kì gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà được giao cho
triều đình Huế quản lý.
-
6/6/1884, Pháp lại thay Hiệp ước Hácmăng bằng Hiệp ước Patơnốt, chính thức áp
đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam.
HẾT