MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁI QUÁT VỀ MÔN BÓNG CHUYỀN

MỘT SỐ KIẾN
THỨC CƠ BẢN VỀ MÔN BÓNG CHUYỀN
I/ THỀ THỨC THI ĐẤU VÀ LUẬT BÓNG
CHUYỀN :
1/
THỂ THỨC THI ĐẤU :
-
Bóng chuyền là môn thể thao đối kháng khác sân.
-
Mỗi đội thi đấu
trên sân gồm 6 vận động viên.
-
Khi thực hiện đưa
bóng qua sân của đối phương, mỗi đội chỉ được chạm bóng không quá 3 lần bên
phần sân của đội mình.
-
Mỗi trận thi đấu
gồm 5 hiệp, mỗi hiệp 25 điểm, riêng hiệp thức 5 chỉ thi đấu 15 điểm ( đội thắng
cách biệt nhau 2 điểm), đội nào thắng 3 hiệp là thắng trận.
2/
KÍCH THƯỚC SÂN VÀ BÓNG :
-
Bóng hình cầu làm
bằng da mềm có trọng lượng 260g – 280g, có chu vi 65 – 67cm.
-
Sân : chiều dài
18m, chiều rộng 9m
-
Lưới : chiều cao
nam 2m43, chiều cao nữ 2m24
Hình ảnh sân
bóng chuyền


II/ CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA BÓNG
CHUYỀN:
1/
TƯ THẾ CHUẨN BỊ :
-
Tư thế đứng hai
chân rông bằng vai hoặc chân trước chân sau, hai chân hơi khuỵu trọng tâm dồn
đều 2 chân, thân người hơi ngã về trước. Khuỷu tay ngang hông, cẳng tay co tự
nhiên, mắt quan sát bóng đến. Tư thế chuẩn bị thả lỏng tự nhiên tránh gò bó ảnh
hưởng đến phản xạ di chuyển.
Hình ảnh
minh họa

2/
CÁC BƯỚC DI CHUYỂN :
-
Gồm : Bước đi
thường, bước chạy, bước chéo, bước nhảy, bước trượt . . . tùy thuộc vào tình
huống cụ thể để vận dụng kĩ thuật di chuyển cho hợp lí, có hiệu quả cao nhất.
Hình ảnh di
chuyển





3/
KĨ THUẬT ĐỆM BÓNG THẤP TAY :
-
Sử dụng tư thế
thấp để đệm bóng, khi đánh bóng lưng hơi thẳng, hông hơi đẩy về trước.
-
Sau khi phán đoán
và di chuyển đến vị trí đệm bóng, nhanh chóng đưa hai tay xuống thấp và hai tay
bao lấy nhau ( đan chéo nhau hoặc tay nọ nắm lấy tay kia) sau cho hai ngón cái
sát và song song nhau. Hai bàn tay được đặt cao hơn gối, khép khuỷu tay, xoay cẳng
tay ra ngoài để tăng tiết diện tiếp xúc bóng.
-
Tiếp xúc bóng (
chuyền đi) giữ nguyên hai tay thẳng và lăng theo biên độ từ dưới ra trước, cùng
lúc duỗi các khớp từ dưới lên, trọng tâm cơ thể chuyển dần sang chân trước.
Hình ảnh
minh họa

4/
KĨ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY
-
Kĩ thuật thường
được sử dụng khi bóng có điểm rơi ngang đầu và ở trước mặt. Kĩ thuật gồm các
giai đoạn sau :
+ Tư thế chuẩn bị : hai chân rộng bằng vai,
trọng lượng dồn đều hai chân, gối hơi khuỵu, than trên thẳng hơi ngả về trước,
mắt quan sát bóng đồng thời hai tay đưa lên cao tạo thành hình tay phù hợp để
đoán bóng. Tư thế chuẩn bị đòi hỏi phải thoải mái, tránh gò bó căng thẳng ảnh
hưởng đến kĩ thuật chuyền.
+ Động tác : Khi tiếp xúc bóng hình tay phải
phù hợp :
Hình tay
tiếp xúc bóng


+ Khi bóng đến tay tiếp xúc ở phía sau và
chếch xuống bên dưới của bóng, tầm tiếp xúc bóng ngang trán hoặc trên trán ,
cách trán 15 – 20 cm tầm chuyền bóng có thể thay đổi tùy theo trình độ hoặc ý
đồ chiến thuật của vận động viên.
Hình minh
họa kĩ thuật chuyền bóng
IV/
KĨ THUẬT PHÁT BÓNG :
-
Tư thế chuẩn bị :
+ Đứng
chân trước chân sau, hai gót chân nằm trên một đường thẳng vông góc với
lưới, khoản cách 2 chân bằng một bước chân, hai chân khuỵu, thân trên hơi ngả
về trước.
+ Tay không thuận cầm bóng , bàn tay xòe rộng
đỡ dưới bóng. Bóng được nâng cao ngang thắt lưng hơi chếch sang tay đánh bóng,
tay đánh bóng đưa thẳng ra phía sau thân người hơi xoay về phía tay đánh bóng.
Hình tay
tiếp xúc bóng



-
Động tác :
+ Bóng được tung thẳng theo hướng từ dưới lên
cao khoản 50 – 60 cm, vào thời điểm tung bóng tay đánh bóng đưa từ sau ra
trước. Tay đánh bóng tiếp xúc bóng ở độ cao ngang thắt lưng, cùng lúc với tay
đánh bóng chân đạp sau chuyển toàn bộ trọng lượng cơ thể về chân trước.
Sau
khi bóng rời tay, thân người và tay đánh vươn theo bóng, chân phía sau bước lên
đề giữ thăng bằng.
Đánh
bóng bằng toàn bộ hình tay như trên :
+ Tùy vào đặc điểm cá nhân mà người tập có thể
lựa chọn loại hình tay tiếp xúc phù hợp.
Hình minh
họa kĩ thuật phát bóng
