- Phát hiện tia hồng
ngoại và tử ngoại:
- Ở
ngoài quang phổ nhìn thấy được, ở cả 2 đầu đỏ và tím, còn có những bức xạ mà mắt
không nhìn thấy, nhưng phát hiện nhờ
mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang.
- Bức
xạ không trông thấy ở ngoài vùng màu đỏ gọi là bức xạ (hay tia) hồng ngoại.
- Bức
xạ không nhìn thấy ở ngoài vùng tím gọi là bức xạ ( hay tia) tử ngoại.
2. Bản chất và tính chất:
+ Bản
chất:
- Tia
hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng (sóng điện từ).
+ Tính
chất.
- Tuân
theo các định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, gây ra được hiện giao thoa,
nhiễu xạ.
- Miền
hồng ngoại trải từ bước sóng 760nm đến khoảng vài milimét, còn miền tử ngoại trải
từ bước sóng 380nm đến vài nanômét.
- TIA HỒNG NGOẠI.
- Cách tạo ra:
- Mọi
vật có nhiệt độ cao hơn 0K đều có thể phát ra tia hồng ngoại.
- Để phân biệt được tia hồng ngoại do vật phát
ra thì vật phải có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường.
+ Nguồn
phát: Nguồn hồng ngoại thông dụng là bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than,
điốt hồng ngoại, Mặt trời….
- Tính chất Ứng dụng:
- Tác
dụng nỗi bật là tác
dụng nhiệt sưởi ấm; sấy khô, dùng ở bệnh viện.
- Tia
hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, làm đen kính ảnh ứng dụng
vào việc chế tạo phim ảnh hồng ngoại để chụp ảnh ban đêm, thiên thể …
- Tia
hồng ngoại cũng có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần điều khiển từ xa(Remote)
- Ngoài
ra tia hồng ngoại còn được ứng dụng trong trong quân sự : ống nhòm hồng ngoại,
camera hồng ngoại để quan sát hoặc quay phim ban đêm, tên lửa tự động tìm mục
tiêu phát tia hồng ngoại
- TIA TỬ NGOẠI
- Nguồn phát: Vật
có nhiệt độ cao hơn thì phát
ra tia tử ngoại như Mặt trời, hồ quang điện…
- Tính chất Ứng dụng:
- Tác
dụng lên phim ảnh
- Kích
thích sự phát quang của nhiều chất tìm vết nứt
bề mặt sản phẩm kim looại, đèn huỳnh quang.
- Kích
thích nhiều phản ứng hóa học như biến đổi O2 thành O3 ; tổng
hợp vitamin D …
- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.
- Gây
ra hiện tương quang điện.
- Tác dụng sinh học như diệt tế bào, vi khuẩn tiệt trùng
thực phẩm, dụng cụ y tế; chữa bệnh còi xương..
- Bị
nước, thủy tinh hấp thụ mạnh nhưng có thể truyền qua thạch anh.
v
Sự
hấp thụ tia tử ngoại
-
Thủy tinh hấp thụ mạnh tia tử ngoại;
-
Tần ôzôn hấp thụ hầu hết các tia có bước sóng
dưới 300nm
BÀI TẬP
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử
ngoại rất mạnh.
B.
Tia tử ngoại không bị thủy tinh
hấp thụ.
C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước
sóng của ánh sáng đỏ. D. Tia tử ngoại
có tác dụng nhiệt.
Câu 2. Phát
biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lý. B. Tia tử ngoại có
thể kích thích cho một số chất phát quang.
C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh. D. Tia tử ngoại có không khả năng đâm xuyên.
Câu 3. Chọn đáp án đúng về tia hồng ngoại:
A. Bị lệch trong điện trường và trong từ trường
B. Các vật có nhiệt độ lớn hơn 0OK đều
phát ra tia hồng ngoại
C. Chỉ các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường mới phát ra tia hồng ngoại
D. Tia hồng ngoại không
có các tính chất giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ
Câu 4. Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia
hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của
tia tử ngoại.
C. Tia
hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
D. Một
vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
HẾT